#82 DA CỦA CHÚNG TA ĐÃ ĐEN ĐI NHƯ THẾ NÀO?

8/22/2016


Thực ra nếu nói da "đen" thì không chính xác, vì làm gì có làn da nào "đen" hoàn toàn đâu. Mà phải nói là "da sậm màu", hoặc "da tối màu" nhưng nghe dài dòng và không quen tai lắm. Nên để gần gũi và dễ hiểu, trong bài viết này mình vẫn sẽ dùng thuật ngữ "da đen" để chỉ những vùng da có sự chênh lệch màu sắc với các vùng da khác (hoặc so với người khác) nhé





Trước hết hãy tìm hiểu cơ chế nào làm da bị đen

MELANIN - BẠN HAY THÙ?


Trong da của chúng ta có một chất gọi là Melanin được sản sinh ra bởi tế bào hắc tố Melanocyte nằm ở lớp hạ bì. Melanin là thành phần chính chịu trách nhiệm quyết định màu sắc cho da, tóc và mắt và có tính di truyền. Nếu có một rối loạn thiếu hụt nào đó trong quá trình tổng hợp melanin có thể gây ra bệnh bạch tạng.

Có 2 loại melanin phổ biến trong da và tóc con người, đó là:
- Eumelanin: sắc tố có màu từ nâu đến đen
- Pheomelanin: sắc tố có màu từ vàng đến đỏ
Đây cũng là một phần lý do tại sao người châu Âu mắt xanh - nâu thường có tóc màu vàng hoe - hung nâu / đỏ, người châu Á, châu Phi mắt đen và tóc cũng đen :) Ngoài ra đây cũng chính là yếu tố quy định undertone của mỗi người.


Hình ảnh của melanin nằm trong tế bào (wikipedia)

Cơ chế sản sinh melanin được kích hoạt khi da nhận thấy dấu  hiệu của tia UV. Lúc đó melanin sẽ được tạo ra và vận chuyển lên bề mặt biều bì, bảo vệ tế bào da khỏi những tác hại của tia cực tím. Các nhà khoa học đã đo được hắc tố này có thể hấp thụ hơn 99,9% tia UV. Cũng có trường hợp do một số rối loạn trong cơ thể như mất cân bằng nội tiết, căng thẳng thần kinh, stress, yếu tố di truyền khiến số lượng melanin tăng lên và phân bố không đồng đều sẽ gây ra tình trạng nám da, tàn nhang, đồi mồi…

Có thể so sánh đơn giản, melanin giống như một chiếc áo bảo vệ, một rào cản vật lý giúp hấp thụ bức xạ nhiệt, phản xa tia UV để  bảo vệ cơ thể chống lại các tác động có thể làm tổn thương đến tế bào như: nhiệt, tia cực tím mặt trời, các chất gây oxy hóa. Melanins cũng có tác dụng kháng khuẩn, vi sinh vật và nấm bệnh gây hại cho cơ thể.

Khi bạn tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời, da sẽ sản sinh ra nhiều Melanin hơn vì vậy da sẽ trở nên sậm màu hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta bị đen đi khi đi nắng đấy. 

Như vậy, melanin có tác dụng bảo vệ cơ thể rất tốt, tuy nhiên tấm áo choàng đen này lại gây mất thẩm mỹ trên da, thậm chí còn là dấu hiệu của ung thư da nên đôi khi trong công cuộc tìm tới làn da Bạch Tuyết, chúng ta vẫn tìm mọi cách để trừ khử nó ;)

NGUYÊN NHÂN KHIẾN DA BỊ ĐEN ĐI



Mặc dù đã hiểu được cơ chế da bị đen đi, nhưng trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân giúp "kích hoạt" cơ chế đó.

#1 Yếu tố di truyền: Như đã nói, lượng melanin và tần suất hoạt động của chúng phần lớn là do mã gen và yếu tố chủng tộc quyết định. Muốn chống lại điều đó thì chỉ có cách là đi cấy da như Michael Jackson mà thôi ;)

#2 Bệnh lý: Một số người mắc chứng bệnh liên quan đến hắc sắc tố như bệnh bạch tạng, hay chứng rối loạn tăng sinh sắc tố. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn nên đến bác sỹ để được chẩn đoán và can thiệp y khoa nhé

#3 Do lão hóa và tuổi già ảnh hưởng đến nội tiết tố, các chức năng đào thải độc của gan, thận, mật suy giảm cũng khiến da chuyển màu dần dần

#4 Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến da và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và nước, từ đó hình thành nên nếp nhăn và vết khô, sạm

#5 Tia UV từ Mặt trời: Đây chắc chắn là nguyên nhân to bự trực tiếp làm sản sinh ra melanin đồng thời khiến tế bào da bị hủy hoại, gây ung thư. Nhiều bạn có thắc mắc rằng tại sao bôi kem chống nắng rất đầy đủ nhưng da vẫn bị đen đi. Là bởi vì KCN chỉ có tác dụng hạn chế sự nguy hại của tia UV, chứ không triệt tiêu sự hiện diện của chúng. Một khi da vẫn cảm nhận được tia cực tím và nhiệt độ thì nó vẫn có cơ chế sản sinh ra melanin. Vậy nên ngoài KCN các bạn hãy nhớ che chắn cho da khi đi ra ngoài trời nhé

#6 Bức xạ từ các thiết bị điện tử: Đừng quên là ngoài mặt trời thì cuộc sống hiện đại còn "tặng thêm" cho bạn những thiết bị tiên ích nhưng cũng chứa đầy những hiểm họa. Đặc biệt là nếu kết hợp với chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích thì da bạn sẽ nhanh chóng bị hủy hoại thôi

#7 Lạm dụng mỹ phẩm độc hại: Nhiều bạn gái vì nôn nóng muốn có làn da trắng nhanh, trắng bóc nên đã tìm đến những loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ chứa nhiều thành phần độc hại gây bào mòn da, phá vỡ kết cấu ổn định và khả năng tự bảo vệ của da, dẫn đến những hậu quả khó lường. Hãy nhớ rằng "dục tốc bất đạt" nha mấy bạn ;)

#8 Lớp tế bào chết quá dày. Thực sự là một sai lầm lớn nếu như bạn không tẩy da chết thường xuyên vì melanin được đào thải cùng với tế bào sừng. Bằng cách loại bỏ chúng, bạn đã phần nào loại bỏ được "lớp áo choàng đen" xấu xí rồi đấy

#9 Tăng cân quá nhanh hay việc mang thai cũng khiến da đột ngột bị căng ra và có những vết rạn chằng chịt. Và ngay cả khi đã giảm cân hay sinh nở xong thì da cũng không thể phục hồi được độ đàn hồi như ban đầu, bị chùng, nhão dẫn đến thâm đen.

KẾT


Như vậy là các bạn đã hiểu rõ hơn về cơ chế khiến làn da không được trắng trẻo, thậm chí là những dấu vết "đậm đà" hơn như cháy nắng, tàn nhang, nám, sẹo thâm, đồi mồi ... Việc cần làm giờ đây chỉ là hạn chế tối đa những nguyên nhân gây hại này trước khi tìm đến bất kỳ phương pháp làm trắng da nào khác mà thôi. Bài viết sau mình sẽ viết về những phương pháp làm trắng da an toàn nhé. Hẹn gặp lại các bạn!




Nguồn tham khảo:
- Wikipedia
- http://www.webexhibits.org/causesofcolor/7F.html
- http://www.bidii.co.uk/pdfs/ArticleD4_MelaninInTheBody.pdf
- http://journal.scconline.org/pdf/cc1968/cc019n09/p00565-p00580.pdf




xoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxo

Bánh bèo phù phiếm

Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Instagram: @banhbeophuphiem


You Might Also Like

2 nhận xét

  1. B ơi, cái này ko liên quan nhé nhưng m có đọc review của b về Startup primer của Apieu, ko biết b đã cài Poremaster primer của Aritaum chưa? Nếu có thì b so sánh 2 primer này thế nào?

    Trả lờiXóa