#172 GIAỈ ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC PHỔ BIẾN VỀ CHỐNG NẮNG

6/08/2018

1. Chỉ số SPF càng cao là càng tốt?
2. Không có nắng không cần bôi KCN?
3. Da trắng mới cần chống nắng
4. Kem chống nắng gây bí da, lên mụn
5. Kem chống nắng có các thành phần độc hại
6. Kem chống nắng vật lý tốt hơn kem chống nắng hóa học?
7. Có nhất định phải bôi lại KCN sau mỗi 2h
8. Trình tự bôi KCN trong quy trình dưỡng da?
9. Có nhất định phải đợi 15- 20 ph sau khi bôi KCN mới được ra ngoài?
10. Dùng chung kem chống nắng cho mặt và toàn thân
11. Các sản phẩm dưỡng da/makeup có SPF có thể thay thế kem chống nắng?

Trên đây là những thắc mắc phổ biến nhất về chống nắng do Bánh bèo tổng hợp từ những câu hỏi mà followers của mình đặt ra. Nó có phải là thắc mắc của cả bạn không? Cùng nghe mình giải thích để không còn hoang mang nữa nhé

1. Chỉ số SPF càng cao là càng tốt?

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số bảo vệ da đối với tia UVB. Chỉ số này có ý nghĩa về mặt thời gian: mỗi đơn vị SPF sẽ "câu giờ" thêm số lần tương ứng so với khả năng chịu nắng đơn thuần của da. Nhưng như vậy không có nghĩa là chỉ số này cứ tăng đến dương vô cực là tốt đâu nhé. Vì kem chống nắng tốt đến mấy cũng không thể bảo vệ da khỏi 100% tia cực tím. Mức độ sẽ dao động từ 95%- 98% cho các mức chỉ số SPF 30- 80. Chưa kể để tạo nên chỉ số SPF nhà sản xuất sẽ phải độn thêm rất nhiều chất trong thành phần và thông thường sẽ tăng tối đa lượng Zinc Oxide và Titanium dioxide khiến kết cấu kem chống nắng dày đặc, bí rít, trắng bệch rất mất thẩm mĩ và gây khó chịu cho da, không sung sướng gì đâu ạ

2. Không có nắng không cần bôi KCN?

Tia cực tím xuất hiện mọi lúc mọi nơi kể cả khi trời không có nắng. Ngay cả khi bạn ở trong nhà, trong bóng râm, che ô, đội mũ nón hay mặc quần áo kín, tia cực tím vẫn có thể xuyên qua. Thậm chí nó còn được phản chiếu mạnh hơn trước những mặt phẳng như gương, kính ở các tòa nhà cao ốc, mặt biển, mặt hồ ngoài trời hoặc mặt đường phủ tuyết rộng. Vậy nên ngay cả khi ở trong nhà, bạn cũng vẫn phải dùng kem chống nắng có SPF tối thiểu là 15 nhé. Còn nếu ra đường, sẽ không thừa nếu bạn trang bị thêm quần áo che chắn thật kín. 


3. Da trắng mới cần chống nắng?

Có thể đôi lần bạn sẽ tặc lưỡi rằng hè này trót đen rồi, ngại quá khỏi bôi kem chống nắng nha. Đặc biệt là các bạn con trai. Nhưng hãy nhỡ, da sáng hay da ngăm, da bạn nam hay da bạn nữ cũng đều là tế bào "người trần mắt thịt", cũng đều có nguy cơ tổn thương, lão hóa, thậm chí ung thư da như nhau, nên ai cũng cần bảo vệ hết.

Đọc thêm: Da chúng ta đã đen đi như thế nào? (LINK)

4. Kem chống nắng gây bí da, lên mụn?

Đây có lẽ là lời phàn nàn phổ biến nhất, cũng chính là rào cản lớn nhất ngăn các bạn tới với "chân lý" chống nắng. Quả đúng là có một số trường hợp bị lên mụn khi dùng kem chống nắng, nhưng nếu đổ lỗi do sản phẩm này thì có lẽ là hơi phiến diện. Phần lớn nguyên nhân đến từ việc bạn chưa làm sạch da đúng cách, đặc biệt đối với loại kem chống nắng vật lý, chỉ số SPF cao lại còn chống nước. Để phòng ngừa nguy cơ nổi mụn, bạn hãy nhớ làm sạch ít nhất với nước tẩy trang và sữa rửa mặt, cẩn thận hơn nữa thì double, thậm chí triple cleansing hoặc xài thêm máy rửa mặt nữa nhé. Còn đối với bạn nào bị kích ứng với 1 trong các thành phần chống nắng, thì thôi đành lựa sản phẩm tránh nó ra vậy

5. Kem chống nắng có các thành phần độc hại?

Mấy thứ giật gân, tỏ vẻ nguy hiểm thường dễ lây lan gây ra sự sợ hãi cho cộng đồng :D Nhưng bạn chớ lo. Hãy nhớ rằng, thành phần độc hại hay không sẽ phụ thuộc vào liều lượng và tần suất sử dụng. Kem chống nắng nói riêng và mỹ phẩm của các thương hiệu uy tín nói chung chỉ chứa các thành phần được kiểm duyệt gắt gao với nồng độ cho phép mới được bán ra thị trường. Tất cả những thứ gọi là "đồn đại", "nghe nói, "có nguy cơ", "đang tranh cãi" đều chưa được xác thực nên bạn cứ yên tâm dùng nhé.

6. Kem chống nắng vật lý tốt hơn kem chống nắng hóa học?

Đây là hệ quả những "đồn đoán" về thành phần như câu trên đấy. Bạn sẽ có thể nghe được ở đâu đó rằng các thành phần chống nắng hóa học gây đột biến gene, rối loạn hormone, gây dậy thì sớm, vô sinh ?!?! Thực sự rất nhảm nhí. Thứ nhất, để các chất hóa học ngấm được vào máu là cả 1 hành trình gian nan đấy ạ, cơ thể người chứ không phải miếng bọt biển. Thứ hai, kể cả ngấm vào được, thì cũng phải ở nồng độ cực cao, trong thời gian dài thì mới có thể gây ra các hiện tượng kinh khủng kia. Giờ thì, so sánh giữa KCN vật lý và KCN hóa học, bạn có cảm thấy kết cấu của KCN vật lý thường bí bết, dày nặng khó chịu, dễ gây ra mụn và mất thẩm mỹ hơn không? Thế mụn và đột biến gene, cái nào đáng sợ hơn nhỉ? =)))))

7. Có nhất định phải bôi lại KCN sau mỗi 2h?

Vì giống như bất cứ sản phẩm nào bôi lên da, KCN cũng dễ bị trôi đi bởi mồ hôi và nước. Thêm vào đó, các thành phần hóa học chịu tác động bởi nhiệt độ cao, tương tác với dầu trên da và các thành phần skincare/makeup khác cũng sẽ bị giảm dần tác dụng. Nếu hoạt động liên tục ngoài trời nắng gắt, hãy bôi lại KCN sau 2h. Nếu đi bơi hoặc hoạt động mạnh khiến bạn đổ nhiều mồ hôi thì bôi lại sau 1h. Còn nếu không ra ngoài, không vận động nhiều, không gian mát mẻ chỉ cần bôi lại sau 1 buổi, thậm chí 1 ngày.

8. Trình tự bôi KCN trong quy trình dưỡng da?


Sẽ luôn là sau dưỡng da và trước trang điểm nhé. Đâu đó có vài lời khuyên cho rằng kem chống nắng hóa học cần được bôi gần sát với da (tức là chỉ sau làm sạch, trước cả toner hay serum) để "tương tác" với da thì mới có tác dụng?!? Mình chỉ băn khoăn không biết KCN hóa học tương tác với da như nào nhỉ? Phải chăng nó có khả năng giao tiếp tế bào? =))) 

9. Có nhất định phải đợi 15- 20 ph sau khi bôi KCN mới được ra ngoài?


Cho dù là KCN vật lý hay hóa học, bạn cũng nên chờ ít nhất 15ph sau khi bôi kem rồi mới ra nắng để lớp kem chống nắng có thể khô ráo, set ổn định trên da và phát huy tác dụng. Nếu bôi xong mà bạn phóng vèo ra đường thì khả năng cao là mặt bạn sẽ biến thành chiếc chảo bám bụi đấy.

10. Dùng chung kem chống nắng cho mặt và toàn thân?

Đừng bao giờ dùng KCN cho body bôi lên mặt nhé, vì chúng thường có kết cấu nặng hơn và chứa nhiều dầu, sẽ làm bí da và sinh mụn đấy. Còn riêng vùng mắt, nếu bạn có KCN dành riêng cho mắt môi thì quá tốt, còn nếu không, 1 số loại KCN dạng sữa lỏng và ẩm vẫn có thể chấp nhận để bôi lên mắt được, nhưng đừng bôi sát mí mắt và tránh dính kem vào phần niêm mạc nhé

11. Các sản phẩm dưỡng da/makeup có SPF có thể thay thế kem chống nắng?

Đừng quá chủ quan khi nghĩ rằng tất cả đồ trang điểm: kem nền, phấn phủ... hoặc kem dưỡng có chỉ số SPF có nghĩa là bạn không cần dùng thêm KCN. Bởi vì, thông thường các sản phẩm đó có SPF thấp, chỉ được sử dụng một lượng nhỏ xíu trên mặt, lại còn được apply lớp chồng lớp và ngăn cách với da bởi lớp kem dưỡng ẩm nên không thể thẩm thấu toàn bộ lên da. Giải pháp sẽ là sử dụng kem dưỡng ẩm ban ngày có chỉ số chống nắng sau đó dùng riêng 1 lớp KCN chuyên dụng cho mặt rồi mới bắt đầu trang điểm. Như vậy là làn da đã được bảo vệ toàn diện rồi





Bánh bèo phù phiếm

Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Instagram: @banhbeophuphiem

You Might Also Like

0 nhận xét